Nội dung Chính:
I. MỘT SỐ THÁCH THỨC CỦA KHÁCH HÀNG
– Rủi ro: Dữ liệu quan trọng có thể bị mất hoặc bị hỏng do lỗi phần cứng, sự cố phần mềm, lỗi của con người hoặc các cuộc tấn công mạng.- Tác động: Mất dữ liệu có thể dẫn đến gián đoạn kinh doanh đáng kể, tổn thất tài chính và tổn hại danh
– Rủi ro: Hệ thống ngừng hoạt động hoặc lỗi CNTT có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
– Tác động: Sự gián đoạn hoạt động có thể dẫn đến giảm năng suất, mất doanh thu và sự không hài lòng của khách hàng.
– Rủi ro: Dữ liệu trở thành mục tiêu của các mối đe dọa mạng và các giải pháp sao lưu truyền thống có thể không cung cấp các biện pháp bảo vệ thích hợp.– Tác động: Vi phạm bảo mật có thể dẫn đến đánh cắp dữ liệu, tấn công ransomware và gây thiệt hại thêm về
– Rủi ro: Các giải pháp sao lưu hiện tại không thể mở rộng hiệu quả theo nhu cầu dữ liệu ngày càng mở rộng của doanh nghiệp.
– Tác động: Không có khả năng mở rộng quy mô có thể cản trở tăng trưởng kinh doanh và dẫn đến tăng chi phí.
– Rủi ro: Nhiều ngành có các quy định bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt mà doanh nghiệp phải tuân thủ (ví dụ: GDPR, HIPAA).
– Tác động: Việc không tuân thủ có thể dẫn đến bị phạt nặng và hậu quả pháp lý.
Để bảo vệ dữ liệu được an toàn, tổ chức/đơn vị cần phải xây dựng một chiến lược sao lưu và kế hoạch phục hồi dữ liệu an toàn. Sao lưu theo quy tắc back up 3-2-1 là giải pháp tốt nhất hiện tại (khuyến nghị bởi Cục An toàn thông tin)
– Tạo 03 bản sao lưu các file quan trọng trên các phương tiện lưu trữ khác nhau
– Trong đó, 2 bản sẽ sử dụng 02 loại phương tiện lưu trữ khác nhau (có thể lưu trữ 1 bản tại Server, ổ đĩa, hoặc thư mục được chia sẻ… và 1 bản lưu trữ tại NAS của Tổ chức/đơn vị).
– 01 bản (bản thứ 3) sẽ được lưu bên ngoài (off-site).
Để bảo vệ dữ liệu an toàn, Tổ chức/đơn vị cũng nên sao lưu dữ liệu thường xuyên và theo cả 3 hình thức:
– Sao lưu đầy đủ (Full Backup) hàng tháng
– Sao lưu khác (Differential Backup) hàng tuần
– Sao lưu phát sinh (Incremental Backup) hàng ngày.
Dữ liệu thông thường sẽ được backup vào ổ cứng hoặc trên nền tảng điện toán đám mây.
Dữ liệu được backup vào các khung giờ thấp điểm, thực hiện lần lượt theo các chính sách để tối ưu hóa băng thông cũng như tránh cao tải hệ thống, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của đơn vị.
Việc vận chuyển dữ liệu thu thập từ agent tới nơi sao lưu dữ liệu có thể được thực hiện thông qua internet, kênh truyền hoặc kênh truyền được mã hóa (Site to Site VPN).
Khuyến nghị việc sử dụng kênh truyền hoặc kênh truyền mã hóa là một biện pháp bảo mật hơn để tránh rủi ro lộ lọt thông tin quan trọng qua mạng internet.
Ngoài ra cần lưu ý thêm phần băng thông cần thiết cho việc truyền dẫn dữ liệu từ site DC của khách hàng tới nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ.
II.GIỚI THIỆU DỊCH VỤ VIETTEL BAAS
Viettel BaaS là dịch vụ sao lưu backup dữ liệu lên hạ tầng của Viettel Cloud dựa trên nền tảng công nghệ của Veeam.
Dịch vụ cho phép nhân bản một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy chủ CNTT của doanh nghiệp lên hạ tầng điện toán đám mây (Cloud Backup), đảm bảo dự phòng hệ thống ngay cả khi hệ thống chính gặp lỗi hoặc gặp thảm họa.
Dịch vụ Viettel BaaS hiện tại hỗ trợ sao lưu, backup các loại dữ liệu sau:
•Sao lưu Server vật lý: Sao lưu backup toàn bộ hoặc một phần dữ liệu của Server vật lý của Khách hàng lên hạ tầng Viettel Cloud.
•Sao lưu Server ảo: Sao lưu backup toàn bộ hoặc một phần dữ liệu của Server ảo (Virtual Machine – VM) của Khách hàng lên hạ tầng Viettel Cloud.
•Sao lưu thiết bị PC/Laptop/Workstation: Sao lưu backup toàn bộ hoặc một phần dữ liệu trên thiết bị của Khách hàng lên hạ tầng Viettel Cloud.

§Sao lưu mọi loại dữ liệu: Sao lưu tất cả các loại dữ liệu: Tập tin, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, máy ảo, máy vật lý lên hạ tầng lưu trữ điện toán đám mây của Viettel Cloud.
§Tự động hóa quy trình sao lưu giúp giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết để thực hiện sao lưu dữ liệu thủ công.
§Hỗ trợ khôi phục nhanh chóng: Khi xảy ra sự cố, người dùng có thể khôi phục dữ liệu từ các phiên bản sao lưu gần nhất, giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn và đảm bảo tính sẵn sàng của ứng dụng.
§Tuân thủ các quy định và chuẩn mực bảo mật: Tuân thủ các quy định và chuẩn mực bảo mật cao, bao gồm mã hóa dữ liệu, quản lý truy cập và chứng chỉ bảo mật.
§Chi phí tối ưu: Tiết kiệm chi phí về phần cứng và hạ tầng vì không cần đầu tư vào việc mua sắm, cài đặt và duy trì máy chủ vật lý.
§Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp: Viettel Cloud cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời cho người dùng trong quá trình triển khai và vận hành ứng dụng.
III. MÔ HÌNH TRIỂN KHAI

ü Bước 1: Xác định phạm vi thực hiện sao lưu:
– Xác định tổng số máy chủ cần sao lưu, bao gồm: PC/Laptop, máy chủ vật lý, máy chủ ảo.
– Xác định dung lượng cần sao lưu.
– Xác định tổng dung lượng cần thuê dịch vụ.
ü Bước 2: Cài đặt Agent Backup:
– Cài đặt agent backup lên các máy chủ và cấu hình backup định kỳ sao lưu lên trên cloud của NCC dịch vụ theo chính sách.
ü Bước 3: Cấu hình backup định kỳ:
– Xây dựng chính sách backup
+ Các máy chủ được cấu hình full backup 1 lần duy nhất vào lần đầu tiên. Và bản full backup có khả năng kết hợp (merge) với các bản incremental để tạo ra bản full backup kế tiếp.
+ Vào các ngày trong tuần, các máy chủ sẽ được cấu hình backup incremental định kỳ 2 lần/1 ngày vào giờ thấp điểm (giá trị có thể thay đổi tùy nhu cầu).
+ Các bản backup sẽ được upload lên lưu trữ trên DC của nhà cung cấp thông qua đường truyền internet.
– Cấu hình chính sách backup trên các Agent cài đặt trên các máy chủ.
– Cấu hình backup trên Master node (NCC dịch vụ thực hiện).
ü Bước 4: Giám sát, báo cáo:
– Thông qua dashboard của các Agent/Master node để kiểm tra trạng thái các task backup có thành công hay không.
– Đối với máy chủ vật lý, có thể cài đặt báo cáo bằng email trạng thái backup hàng ngày để xác định các task backup thành công hay thất bại.
– Thông qua dashboard của Agent/Master node để xuất các báo cáo backup cho các VM.
ü Bước 5: Giả lập sự cố và khôi phục:
– Giả lập mất dữ liệu hoặc sự cố 1 file trên PC/Laptop, tiến hành lấy lại file từ bản backup gần nhất.
– Giả lập mất dữ liệu hoặc sự cố 1 máy chủ ảo, tiến hành khôi phục lại máy chủ từ bản backup gần nhất.
Giả lập mất dữ liệu hoặc sự cố 1 máy chủ vật lý, tiến hành khôi phục lại máy chủ từ bản backup gần nhất.